Latest Post

Tổng giám đốc MMEA Datuk Ahmad Puzi Kahar cho biết hôm 23-6 rằng, chiếc tàu tuần tra đầu tiên, trong số 9 tàu này, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, trong khi số tàu còn lại sẽ được bàn giao theo từng giai đoạn trong các năm tiếp theo.

Theo Đô đốc Ahmad Puzi Kahar, 3 trong số tàu tuần tra này là lớp Tàu tuần tra xa bờ (OPV) thế hệ mới lớn hơn và được trang bị các máy bay không người lái (UAV) hiện đại.

Tàu tuần tra thuộc Cơ quan thực thi pháp luật hàng hải Malaysia

"Các tàu này đang được chế tạo ở trong nước với sự hợp tác của một công ty Đức. Do đó, sẽ có việc chuyển giao công nghệ giúp tăng cường năng lực cho ngành công nghiệp đóng tàu quốc gia", ông nói.

Ông Ahmad Puzi Kahar khẳng định rằng, lớp tàu OPV thế hệ mới này là một tàu tuần tra lớn hơn nhiều và có chiều dài hơn 80m. Dự kiến, 3 chiếc tàu tuần tra OPV sẽ được đóng với chi phí 740 triệu ringgit (tương đương 180,5 triệu USD).

Những thông tin trên được tổng giám đốc MMEA tiết lộ trong một cuộc họp báo tại lễ hạ thủy chiếc tàu tuần tra đầu tiên mang tên Pagar Laut tại xưởng đóng tàu Tun Abang Salahuddin (KOMTAS) ở thành phố Kuching, bang Sarawak.

Đức Huy (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Theo hãng thông tấn CBC Extra, chiếc tàu sân bay chở trực thăng đầu tiên này, được đặt theo tên của cựu lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, đã tham gia các cuộc diễn tập hải quân chung giữa Pháp và Ai Cập khi đang di chuyển trên Địa Trung Hải.

Trước đó, hôm 2-6, Pháp đã chính thức bàn giao chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đầu tiên cho Ai Cập trong một buổi lễ được tổ chức tại xưởng đóng tàu Saint-Nazaire, với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Sedki Sobhi.

Hai tàu sân bay chở trực thăng Mistral mà Pháp bán cho Ai Cập tại cảng Saint-Nazaire 

Hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral này ban đầu được chế tạo cho hải quân Nga, nhưng chúng không được bàn giao do các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu áp đặt đối với Nga, sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea.

Sau đó, tháng 8-2015, Paris và Moscow đã chính thức hủy bỏ hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD về việc cung cấp 2 tàu đổ bộ Mistral cho hải quân Nga. Đến tháng 10-2015, Pháp đã ký một hợp đồng trị giá 950 triệu USD cung cấp chính 2 chiếc tàu sân bay chở trực thăng này cho Ai Cập.

Do tàu các tàu được đóng theo yêu cầu riêng của Nga nên chúng được trang bị nhiều thiết bị do Nga chế tạo và mang những tính năng thiết kế cho hải quân Nga. Đây chính là lí do Cairo đang tìm đến Moscow để mua những vũ khí sử dụng trên Mistral.

Dự kiến, chiếc tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral thứ 2 sẽ được Pháp chuyển giao nốt cho Ai Cập vào tháng 9 năm nay.

Đức Huy (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Hội đồng mua sắm quốc phòng (DAC) do Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đứng đầu sẽ có cuộc thảo luận mang tính quyết định về các dự án trị giá hơn 15 tỷ USD vào ngày 25-6 tới. Nổi bật trong chương trình nghị sự là kế hoạch mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo và máy bay không người lái.

Các nguồn tin quân sự nước này từng cho rằng, Ấn Độ muốn đẩy nhanh các chương trình mua sắm quan trọng này do một số dự án đã bị trì hoãn quá lâu.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga được biên chế tại khu vực Moscow

Hồi tháng 4 vừa qua, Nga đã chính thức đề xuất cung cấp cho Ấn Độ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400. DAC đã không tổ chức một cuộc họp nào trong 3 tháng vừa qua, nhưng hồi tháng 5-2016, Bộ trưởng Parrika bóng gió tại quốc hội rằng, kế hoạch mua sắm này sẽ sớm được thực hiện.

"5 đơn vị tên lửa phòng không tầm xa S-400 có kế hoạch sẽ được biên chế trong không quân Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022", ông Parrika khẳng định.

Trong phiên họp hôm 17-12-2015, DAC đã phê chuẩn thỏa thuận mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf, cùng tên lửa và các thiết bị kèm theo trị giá ước tính 6 tỷ USD.

Trong cuộc họp tới, các chi tiết quan trọng về thỏa thuận này như thư chấp nhận sẽ được đưa ra thảo luận.

UAV Heron TP vũ trang của Israel cũng là một chương trình mua sắm quan trọng khác vẫn chưa được ký kết sau nhiều tháng được DAC phê chuẩn. Loại bỏ những rào cản trong việc biên chế phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Barak 8 cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp DAC này.

Đối với lục quân, DAC có thể sẽ phê chuẩn kế hoạch sản xuất hàng loạt pháo Dhanush phát triển trong nước sau nhiều lần thử nghiệm thành công. Số phận của dòng pháo dã chiến siêu nhẹ M777 do Mỹ chế tạo cũng sẽ được DAC quyết định trong phiên họp tới.

Đức Hùng (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Trao đổi với PV ANTĐ chiều 23-6, đại diện phòng chức năng CATP Hà Nội cho biết, theo ghi nhận, từ ngày 2-6-2016 đến ngày 18-6-2016, đã xảy ra tổng cộng 5 vụ việc tia lazer chiếu vào khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài .

Đó là vụ việc phát hiện lúc 22 giờ 04 phút ngày 11-6, tổ bay VN7168, chặng bay Đà Nẵng-Hà Nội đang thực hiện hành trình từ Đông sang Tây để tiếp cận hạ cánh, phát hiện có đèn chiếu tia laze hướng 280 độ về phía Tây, cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 40km.

Hồi 20 giờ 06 phút ngày 12-6, tổ bay VN 1554, chặng bay Cam Ranh-Hà Nội, khi đang tiếp cận hạ cánh phát hiện tại vị trí khoảng 5-6 km cách đầu đường cất hạ cánh 11R (từ phía bên phải trục đường cất hạ cánh 11R khoảng 300m, lúc tàu bay đang ở độ cao khoảng 365,76 m) có hiện tượng đèn laze màu xanh chiếu lên buồng lái.

Tiếp đó, vào lúc 20 giờ 39 phút ngày 14-6, tổ bay VJ174, chặng bay Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội phát hiện có đèn laze màu xanh chiếu vào tàu bay vị trí hướng 265 độ, cách Đài chỉ huy Nội Bài khoảng 27km về phía Tây.

Gần đây nhất, vào lúc 21h 40 phút ngày 18-6, tổ lái trên chuyến bay VN268 từ TP. HCM về Hà Nội, thông báo cho Đài kiểm soát không lưu Nội Bài về việc phát hiện có đèn chiếu lazer khi vào hạ cánh Nội Bài khoảng 28 km.

Trong 5 vụ việc phát hiện đèn lazer chiếu vào máy bay, vụ việc đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này được cơ quan chức năng phát hiện, diễn ra khoảng 19 giờ 40 phút ngày 2-6-2016.

Thời điểm trên, trực ban chỉ huy Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thông báo với Công an Hà Nội về việc tại khu vực xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh có đèn chiếu lazer có thể gây ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.

Qua xác minh, cơ quan chức năng làm rõ địa điểm khởi phát của ánh sáng lazer thực tế tại thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, nơi đang diễn ra hoạt động biểu diễn xiếc lưu động tại sân vận động. Đoàn xiếc đến thôn Thụy Hương từ sáng 2-6, và đã được sự đồng ý cho biểu diễn của chính quyền cơ sở.

Loại đèn chiếu được đoàn xiếc sử dụng có 1 tia chiếu sáng, công suất lớn và có trục quay, có thể chiếu sáng nhiều hướng. Ngay sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan chức năng, đoàn xiếc đã dừng việc chiếu đèn.

Quá trình làm việc với các cá nhân, tổ chức liên quan, cơ quan chức năng xác định đoàn xiếc không ý thức được việc chiếu đèn có thể ảnh hưởng đến hoạt động bay hàng không dân dụng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Vụ việc không mang tính chất phá hoại, gây ảnh hưởng an ninh an toàn hàng không.

Công an Hà Nội đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, phòng ngừa, kiểm soát, không để hiện tượng nêu trên tái diễn, gây nguy hiểm đối với các chuyến bay.

MH (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Cụ thể, hồi 19 giờ 40 phút ngày 2/6, khi đang thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện một số chuyến bay quân sự - Trung đoàn 921 phát hiện có hiện tượng sử dụng đèn chiếu tia lazer tại khu vực xã Mai Đình, phía Tây Nam Cảng hàng không quốc tế Nội Bài .

Cảng hàng không đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra khu vực này nhưng không phát hiện đối tượng sử dụng. Đến 22 giờ hoạt động bay quân sự kết thúc bảo đảm an toàn.

Các loại tia lazer có thể gây uy hiếp an toàn bay 

Vào lúc 22 giờ 4 phút ngày 11/6, tổ bay VN7168, chặng bay Đà Nẵng-Hà Nội đang thực hiện hành trình từ Đông sang Tây để tiếp cận hạ cánh phát hiện có đèn chiếu tia lazer hướng 280 độ về phía Tây, cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 40km.

Mới đây, vào lúc 20 giờ 39 phút ngày 14/6, tổ bay VJ174, chặng bay TP.HCM-Hà Nội phát hiện có đèn lazer màu xanh chiếu vào tàu bay vị trí hướng 265 độ, cách Đài chỉ huy Nội Bài khoảng 27km về phía Tây.

"Việc chiếu tia lazer vào tàu bay khi đang cất hoặc hạ cánh như các vụ việc nêu trên tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng có thể gây tổn thương mắt phi công, làm mất phương hướng, mất quyền kiểm soát tạm thời tàu bay, uy hiếp nghiêm trọng an toàn hàng không dân dụng, vi phạm các quy định của quốc tế và Việt Nam về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không dân dụng", đại diện Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia nhìn nhận.

Theo đó, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội yêu cầu công an địa phương khẩn trương tổ chức nắm tình hình, rà soát các điểm cao trên địa bàn nơi các đối tượng có thể lợi dụng để chiếu đèn tia lazer vào khu vực sân bay, tàu bay khi tàu bay cất/hạ cánh; phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng vụ hàng không miền Bắc và chính quyền địa phương tăng cường biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực Cảng Nội Bài không sử dụng đèn chiếu tia lazer gây nguy hiểm cho hoạt động an toàn bay hàng không.

Bên cạnh đó, Công an thành phố Hà Nội phối hợp Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài trong việc xây dựng và triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tiếp tục xảy ra.

Hành vi dùng đèn lazer chiếu vào khu vực sân bay trước đó cũng đã xảy ra tại một số sân bay như Tân Sơn Nhất.

Hải Dương (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất và thứ hai, Đức có lực lượng hải quân cực kỳ hùng mạnh, trong đó, lực lượng tàu ngầm (Unterseeboot - đồng nghĩa với underseeboat trong tiếng Anh, viết tắt là U-boat) có những tàu ngầm hiện đại nhất và cũng là mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các tàu ngầm của Đế quốc Áo-Hung cũng được gọi là U-boat.

Các tàu ngầm U-boat có thể được sử dụng hiệu quả chống lại tàu chiến đối phương, nhưng trên thực tế, chúng được sử dụng hữu hiệu nhất trong chiến tranh kinh tế, phong tỏa bờ biển, cắt đứt các tuyến vận tải biển, (săn bắt tàu hàng).

Mục tiêu chính của các chiến dịch sử dụng U-boat trong cả hai cuộc đại chiến là các chuyến tàu vận tải từ Hoa Kỳ tới các đảo thuộc quần đảo Anh và ngược lại.

Hoạt động của U-boat trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số tàu ngầm các nước đã ném vào chiến tranh là hơn 640 chiếc, trong đó của Đức là hơn 300 chiếc. Các tàu ngầm U-boat có tính năng cơ động rất cao và khả năng chiến đấu áp đảo tàu ngầm của đối thủ, nên đã lập rất nhiều chiến tích huy hoàng.

Khởi đầu Thế chiến chiến thứ nhất, Đức chỉ có 29 U-boat hoạt động nhưng số lượng của chúng đã gia tăng với tốc độ chóng mặt và gây cho quân Đồng minh những thiệt hại hết sức năng nề.

Tàu ngầm U-boat của Đức đã gây rất nhiều thiệt hại cho quân đồng minh

Chỉ trong vòng 10 tuần đầu của cuộc chiến, U-boat đã đánh chìm 5 tuần dương hạm của Anh. Thậm chí, chỉ trong tháng 10/1914, chiếc tàu ngầm U-9 của Đức đã đánh chìm 3 chiến hạm của Anh là HMS Aboukir, Cressy và Hogue chỉ trong có một giờ.

Kể từ khi thế chiến thứ nhất bùng phát ngày 29/07/1914 cho đến khi kết thúc ngày 11/11/1918, có 178 trong tổng số 360 tàu ngầm Đức được đóng đã bị đánh chìm, tuy nhiên những thiệt hại mà chúng gây ra cho quân đồng minh thật là khủng khiếp.

Số lượng tàu chiến bị U-boat bắn chìm lên tới 395 chiếc, trong đó có 3 thiết giáp hạm, 17 hàng không mẫu hạm, 32 tuần dương hạm, 122 khu trục hạm và hơn 30 tàu ngầm. Ngoài ra, các tàu ngầm Đức còn đánh đắm hơn 5000 tàu vận tải, nhấn chìm hơn 20 triệu tấn hàng hóa xuống đáy biển.

Bằng chiến thuật dùng tàu ngầm phong tỏa, chi phối toàn bộ bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, Đức Quốc xã gây rất nhiều thiệt hại cho hải quân và thương thuyền của phe Đồng Minh, ngăn chặn các tuyến tiếp tế xuyên châu lục, góp phần kéo dài thời gian cuộc chiến.

Do đó, mặc dù Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng lực lượng tàu ngầm của họ đã gây ra nỗi kinh hoàng cho hải quân đồng minh và các thương thuyền trên thế giới.

Máy bay Đồng minh tấn công một tàu ngầm U-boat của Đức

Sau khi bại trận trong Thế chiến thứ nhất, Đức tiếp tục phát triển lực lượng tàu ngầm hùng mạnh đạt đến đỉnh cao dưới thời Hittle. Thủ tướng Anh thời đó là ông Winston Churchill đã từng phải thốt lên: "Thứ duy nhất có thể khiến tôi thực sự lo sợ trong cuộc chiến là các tàu ngầm U-boat của Đức".

Hoạt động của U-boat trong Chiến tranh Thế giới thứ 2

Vào thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu nổ ra, phát xít Đức có 65 U-boat, 21 tàu trong số đó luôn thường trực chiến đấu. Chỉ huy của hạm đội tàu ngầm Đức là Karl Donitz từng nói, nếu ông ta có 300 tàu U-boat thì sẽ "có thể bóp chết Anh ngay lập tức và chiến thắng toàn cục".

Thế nhưng trong suốt Thế chiến 2, nước Đức phát xít đã ồ ạt đóng tới hơn 1000 tàu ngầm loại này, chỉ tính riêng U-boat Type VII đã có đến 691 chiếc. Theo thống kê không chính thức, cho đến Thế chiến 2 kết thúc, Hải quân Phát xít Đức đã có trong tay 1.162 tàu ngầm U-boat.

Các tàu ngầm U-boat phát xít tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng cho hải quân Đồng minh trong giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trước những tổn thất quá lớn do lực lượng tàu ngầm của Phát-xít Đức gây ra, đến năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu mở chiến dịch tìm diệt U-boat trên biển, bằng tất cả các phương tiện tác chiến lúc đó là tàu ngầm, tàu nổi và máy bay ném bom.

Tàu chở dầu Dixie Arrow bị tàu ngầm U-71 bắn chìm ngoài khơi Bắc Carolina vào ngày 26-3-1942

Đến cuối cuộc chiến, hạm đội U-boat chịu tổn thất nặng với 793 chiếc bị mất và hơn 28.000 người trong tổng số 40.900 thủy thủy U-boat thiệt mạng (chiếm khoảng 75% lực lượng), khiến thực lực Hải quân Đức suy yếu nghiêm trọng, không ngăn nổi lính thủy đánh bộ Mỹ và quân đội Anh tràn vào Pháp, Bắc Phi và bờ Địa Trung Hải những năm 1944-1945.

Tuy nhiên, cái giá phải trả của phe Đồng minh cũng không hề nhỏ. Tính tổng số trong chiến tranh Thế giới thứ 2, các tàu ngầm U-boat của Đức đã đánh chìm 3.500 tàu đồng minh (chủ yếu là tàu vận tải), khiến hơn 30.000 thủy thủ quân sự và dân sự thiệt mạng.

Các nước Đồng minh phải chi số tiền khổng lồ lúc đó là 26,4 tỷ USD để chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm U-boat. Trong khi đó, chiến dịch tàu ngầm của Đức chỉ tiêu tốn 2,86 tỷ USD.

Tuy nước Đức phát xít đã bại trận và sụp đổ nhưng xét ở góc độ kinh tế, chiến lược phát triển ồ ạt các tàu ngầm U-boat là một thành công lớn của Đức, đưa loại tàu ngầm này trở thành một trong những vũ khí có ảnh hưởng nhất trong Thế chiến thứ 2.

Nguyễn Ngọc (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

   

Xuất hiện trong một sự kiện tại Hà Nội, Hoa hậu Jennifer Phạm khoe vẻ đẹp trẻ trung, dễ thương như cô gái đôi mươi.

Thiết kế bồng bềnh kết ren ở thân áo tinh tế giúp Hoa hậu Jennifer Phạm càng thêm nổi bật tại sự kiện.

Kết hợp cùng mái tóc năng động là phong cách trang điểm sắc nét, màu môi tím hồng tôn vẻ gợi cảm vốn có của Hoa hậu.

Bên chiếc xe hơi sang trọng, Hoa hậu Jennifer Phạm càng thêm vẻ kiêu kỳ, quyến rũ.

Không ít người cho rằng, chính cuộc sống hôn nhân viên mãn đã khiến cô ngày càng quyến rũ hơn.

Với hình ảnh cuốn hút này, chẳng ai có thể nghĩ rằng Jennifer Phạm đã trở thành bà mẹ hai con.

Dù đã qua ngưỡng cửa 30 tuổi nhưng Hoa hậu Jennifer Phạm được khen ngày càng đẹp so với thời điểm mới bước chân vào showbiz.

Thiên Long (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget