Latest Post

Thông tin ban đầu, khoảng 17h chiều 20/8, ô tô con hiệu Innova mang BKS: 61A – 282.04 do tài xế khoảng 40 tuổi chở theo một người trên xe chạy trên quốc lộ 13 hướng từ quận Thủ Đức đi cầu vượt Bình Triệu.

Hiện trường vụ tai nạn

Khi đến đoạn cách trạm cân Nhơn Hòa khoảng 200m thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức thì bất ngờ gặp chướng ngại vật nên tránh qua trái, húc bay hơn 10m dải phân cách, lật nghiêng, hư hỏng nặng.

Lực lượng CSGT phân luồng xe

Lúc này, ô tô khách mang BKS: 79B – 014.77 do tài xế Nguyễn Hoàng Vũ (SN 1979) chạy phía sau không xử lý kịp nên tiếp tục tông vào ô tô 7 chỗ. Lúc này, tài xế và người đàn ông đập cửa, tìm cách bò ra ngoài, nhiều hành khách trên giường nằm hốt hoảng, la hét.

Vụ việc khiến các phương tiện lưu thông qua quốc lộ 13 ùn ứ kéo dài, nhích từng chút qua đoạn tai nạn.

Quốc lộ 13 ùn ứ kéo dài

Nhận tin báo, lực lượng chức năng quận Thủ Đức có mặt, phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, đồng thời điều tiết giao thông tránh kẹt xe nghiêm trọng.

Đến 18h30 cùng ngày, hiện trường được giải tỏa, giao thông thoáng trở lại.

Minh Hoà (ANTĐ)

Toyota Innova Tngt

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

- Tới nay, Tổng cục Đường bộ được giao giám sát bao nhiêu trạm BOT, thưa ông?

- Tính đến 1-8-2016, cả nước có 48 trạm thu phí hoàn vốn cho 43 dự án BOT do Bộ GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đang trong giai đoạn kinh doanh, khai thác. Đến năm 2020, sẽ có thêm 30 trạm thu phí BOT nữa vào hoạt động, nâng tổng số trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ lên con số 78 trạm. Trong khi đó, lực lượng của Tổng cục Đường bộ có hạn, không thể đủ con người, thời gian và chi phí để kiểm tra, giám sát tất cả các trạm BOT này. 

Hiện nay, việc giám sát, kiểm tra doanh thu thu phí tại các trạm BOT của Tổng cục Đường bộ gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tháng 7 vừa qua, để giám sát thu phí 10 ngày tại trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ sau khi có thông tin thất thoát phí, Tổng cục Đường bộ đã phải huy động đoàn giám sát gồm 55 người, chia làm 3 ca liên tục trong 10 ngày. Hay tại trạm thu phí BOT số 2 trên QL5 thuộc địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng, chúng tôi cũng đang giám sát với đoàn gồm 35 người. 

- Tổng cục Đường bộ vừa đề xuất Bộ GTVT quản lý các trạm BOT theo hình thức khoán thu 5 năm, thưa ông?

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT đề xuất khoán doanh thu cho mỗi trạm thu phí BOT sau khi đã tính toán cụ thể các số liệu. Cơ sở của việc khoán số thu sẽ căn cứ vào số liệu khảo sát về số thu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và dự báo tăng trưởng lưu lượng xe hàng năm (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế); thời gian khoán sẽ là 5 năm một lần. Sau 5 năm, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổng hợp số thu thực tế để làm cơ sở khoán cho giai đoạn tiếp theo.

 Nếu thực hiện được cơ chế khoán thu phí thì bên cạnh sự minh bạch trong công tác thu phí, việc này cũng giúp các nhà đầu tư chủ động hơn. Đây thực sự là lời giải giúp hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro. Trong trường hợp mức thu vượt khoán là có lãi, nếu dưới mức đó thì doanh nghiệp tự bỏ tiền ra bù vào và sẽ có điều chỉnh ở giai đoạn 5 năm tiếp theo. 

 - Việc khoán thu phải có số liệu tính toán khoa học và hợp lý, nếu không sẽ xảy ra tình trạng thất thu, có lợi cho doanh nghiệp?

- Việc khoán doanh thu chỉ được thực hiện trên kết quả thực của dự án sau khi đã được kiểm toán mức đầu tư, mức thu và thời gian thu phí. Đồng thời, Tổng cục Đường bộ, cơ quan quản lý Nhà nước liên quan và nhà đầu tư sẽ phải cùng "ngồi lại", kiểm đếm chính xác, khoa học lưu lượng xe cũng như dự báo tốc độ tăng trưởng để đưa ra mức khoán thu hợp lý. 

Vẫn chưa có phương án hữu hiệu kiểm soát thu phí qua trạm BOT

- Hợp đồng đã được Bộ GTVT ký kết với nhà đầu tư BOT, trong đó phương án hoàn vốn là thu phí trong một khoảng thời gian nhất định, nếu thực hiện khoán thu thì phải thay đổi?

- Đúng là nếu thực hiện hình thức khoán thu thì phải thay đổi điều khoản hợp đồng BOT. Việc này phải được nhà đầu tư "gật đầu" đồng ý, chấp nhận khoán thì mới thực hiện được. Cơ quan quản lý Nhà nước không thể cứ muốn khoán là được mà phải có sự thương thảo, thống nhất giữa các bên. Thậm chí, nếu nhà đầu tư không đồng ý thì cũng không thể triển khai được vì mấu chốt là hợp đồng BOT ký kết ban đầu giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư  không có điều khoản này. 

- Thu phí không dừng cũng được kỳ vọng để minh bạch hóa thu phí các trạm BOT nhưng đã qua nhiều lần gia hạn vẫn chưa thể triển khai, phải chăng nhà đầu tư e ngại vì quá minh bạch?

- Thu phí không dừng là phương án rất văn minh và hiệu quả, minh bạch. Mỗi phương tiện đi qua trạm đều có một tài khoản, phí tự động trừ vào tải khoản. Đặc biệt, các số liệu này hàng ngày, hàng giờ sẽ được truyền về các bên liên quan, không thể can thiệp được vào. Tuy nhiên, thu phí không dừng cũng cần có lộ trình thực hiện. Chúng tôi dự định vận hành vào đầu tháng 7-2016 nhưng mốc mới nhất đã lùi xuống hết quý III-2016, song hiện cũng sắp hết quý III và chưa biết có kịp không.

Tới nay, cũng chưa có cơ sở nói rằng, vì e ngại minh bạch mà các nhà đầu tư BOT ngại thu phí không dừng. Việc chậm trễ cũng có nhiều nguyên do, trong đó có việc Giấy phép đầu tư cũng vừa mới được Bộ KH-ĐT cấp cho Tasco (nhà đầu tư công nghệ thu phí không dừng). Đồng thời, các bên cũng chưa thống nhất được về giá dịch vụ thu phí giữa nhà đầu tư BOT và nhà đầu tư thu phí không dừng.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

Thu Phí Bộ Gtvt Phí Đường Bộ Bot Tổng Cục Đường Bộ Thu Phí Cao Trạm Thu Phí

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Một số doanh nghiệp cho rằng Thông tư 20 gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ (ảnh minh họa)

Theo ông Nguyễn Văn Dũng- Giám đốc chi nhánh Audi Hà Nội, nhờ có Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương về nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi mà giá xe được niêm yết rõ ràng hơn. Khách hàng không chỉ được hóa đơn đầy đủ, được hưởng dịch vụ, bảo hành, chăm sóc chính hãng mà còn được mua xe chất lượng, đảm bảo an toàn. Vì vậy, việc duy trì Thông tư 20 sẽ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm này, ông Nguyễn Tuấn- Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc An cho rằng, Thông tư này không phù hợp với các doanh nghiệp phân phối xe ở phân khúc thấp, xe bình dân. Việc hạn chế nhập khẩu xe với lý do thuế thấp hoặc an toàn là không phù hợp, đặc biệt với dòng xe có giá trị thấp, ảnh hưởng tới quyền lợi của đại bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này và người tiêu dùng.

Bày tỏ ý kiến về Thông tư 20, GS. TSKH Nguyễn Mại- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, câu chuyện về Thông tư 20 bắt đầu một tư tưởng thể hiện rõ ràng về Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 làm thế nào để cởi trói cho hoạt động kinh doanh, Nhà nước chỉ điều chỉnh như thế nào để thị trường không méo mó.

"Thông tư này chỉ làm thiệt hại cho đối tượng các chủ gara ô tô. Còn hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng có quyền lựa chọn. Vì vậy, không nên nâng Thông tư 20 thành một nghị định, mà để cho thông tư này hết hiệu lực vào ngày 1-7-2016"- GS. TSKH Nguyễn Mại nói.

Hà Linh (ANTĐ)

Thông Tư Nhập Khẩu Ô Tô Nhập Khẩu Xe Ô Tô Thông Tư 20 Kiến Nghị Nghị Quyết Sửa Đổi

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 1 và hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn đã gây ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Hà Nội, trong đó có nhiều cây mới trồng bị bật gốc, nghiêng, đổ.

Cụ thể, cây trồng theo hình thức xã hội hóa năm 2014-2015 bị nghiêng, đổ là 88 cây; Cây trồng theo vốn ngân sách của thành phố giai đoạn 2015-2016 bị ảnh hưởng là 31 cây; Cây trồng được tiếp nhận từ các chủ đầu tư dự án bị khoảng 3.079 cây.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, toàn bộ số cây mới trồng bị đổ đã và đang được các đơn vị quản lý cây xanh dựng lại, chăm sóc. Cụ thể, đối với cây đổ, bật gốc hoặc nghiêng, còn bầu rễ sẽ cắt bớt cành, lá, đào hố, bồi đất mầu dựng lại và gông chống chắc chắn; Đối với cây bật gốc không còn bầu rễ sẽ cẩu chuyển về vườn ươm duy trì, chăm sóc, khi đủ điều kiện thì mang ra trồng lại trên đường phố.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố tên các công ty, đơn vị trồng cây xanh bị bật gốc trong cơn bão số 1 vừa qua lộ ra còn nguyên bầu nhựa, nilon

Ngoài lượng cây bị đổ, nghiêng theo phản ánh còn có một số tuyến cây bị đổ còn nguyên vỏ bọc bầu bằng lưới nhựa, nilon Sở Xây dựng đã kiểm tra, xác minh.

Cụ thể, cây trồng tại đường Nguyễn Văn Trỗi - Hà Đông do chủ đầu tư là Ban QLDA Mỗ Lao, đơn vị thi công là Công ty TNHH Công viên cây xanh Hà Đông.

Cây trồng tại đường Trần Phú - Hà Đông, chủ đầu tư là  Ban QLDA quận Hà Đông, đơn vị thi công là Công ty TNHH Công viên cây xanh Hà Đông.

Cây trồng tại đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, chủ đầu tư - Ban QLDA quận cầu Giấy, đơn vị thi công là liên danh UDIC và LIDEC02; dự án được hoàn thành năm 2010 dịp 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Trong tới gian tới, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ huy  động toàn bộ các đơn vị duy trì cây xanh trên địa bàn phối hợp với các đơn vị quản lý khắc phục hậu quả sau cơn bão trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, rà soát, thống kê chi tiết các sự cố xảy ra đối với cơn bão số 1, phân loại theo chủng loại cây, đường kính, tình trạng, bị gẫy đổ nhiều nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục triệt để trong  thời gian tới, giảm tối đa các thiệt hại khi xảy ra các tình huống  tương tự.

Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND quận Hà Đông, UBND quận Cầu Giấy kiểm điểm trách nhiệm của các ban quản lý dự án quận trong công tác quản lý, giám sát các đơn vị trồng cây không đảm bảo kỹ thuật, báo cáo về UBND TP trong tháng 8-2016.

Hạ Quỳnh (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chủ trì "hội nghị Diên hồng" này, cùng với hai Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Vũ Đức Đam, với sự hiện diện của đại diện nhiều Bộ, ban ngành.

Hội An, Đà Nẵng là những điển hình làm du lịch tốt

Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch lần đầu tiên được tổ chức tại Hội An, địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Trước thềm Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian thăm quan khu vực phố cổ Hội An, nơi có rất đông khách du lịch. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Hội An là mô hình tiêu biểu trong quản lý, thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp và người dân vào phát triển du lịch. Thủ tướng cũng nhận định, cộng đồng Quảng Nam - Đà Nẵng rất vui vẻ, thân thiện trong ứng xử với du khách, đó là điều quan trọng trong phát triển du lịch. Về xây dựng thương hiệu du lịch thì Đà Nẵng là một mô hình tốt để học hỏi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm phố cổ Hội An (Ảnh: Quang Hiếu)

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh đến khía cạnh cộng đồng làm du lịch, cho rằng: "Việc phát triển du lịch không chỉ là việc của Nhà nước hay doanh nghiệp mà là của cộng đồng". Phó Thủ tướng cho biết, tinh thần "không cần com-lê, cà vạt, xắn tay ngay vào làm" cần phải được quán triệt đến từng Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, điểm đến.

Kinh phí 200-300 tỷ đồng cho Quỹ Phát triển Du lịch

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra nhận định thẳng thắn: Có đến 70% du khách đến Việt Nam không quay trở lại vì 7 nỗi sợ. Đó là sợ cướp giật, sợ trộm cắp, sợ kẹt xe, sợ tai nạn giao thông, sợ thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách, sợ nhà vệ sinh mất vệ sinh, sợ ô nhiễm môi trường. Phó Thủ tướng cho rằng, để du lịch Việt Nam không chỉ là tiềm năng, ngành Du lịch cần khắc phục 3 điểm cốt lõi còn thiếu, đó là thiếu khả năng, thiếu dịch vụ và thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng.

Liên quan đến xây dựng Quỹ hỗ trợ Phát triển Du lịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành Du lịch khẩn trương trình đề án để Chính phủ xem xét, thành lập Quỹ ngay trong tháng 8 năm nay và đồng ý cấp kinh phí ban đầu khoảng 200-300 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước.

Sẽ sửa đổi các quy định nhập cảnh, tạo thuận lợi cho khách du lịch

Về việc tháo gỡ rào cản visa, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì khẩn trương triển khai Đề án cấp thị thực điện tử, cấp thị thực tại cửa khẩu, thực hiện từ ngày 1-1-2017. Cùng với đó, các Bộ ngành đề xuất áp dụng mức lệ phí thị thực nhập cảnh phù hợp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp sửa đổi các quy định về xuất nhập cảnh nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch, giảm tối đa thời gian cấp thị thực. Đây là những động thái rất kịp thời và tích cực từ phía Chính phủ nhằm tạo những điều kiện thông thoáng, cởi mở hơn về visa (thị thực) – vốn được coi là "tấm vé thông hành" cho mỗi du khách khi đặt chân đến một quốc gia.

Hà Nội sẽ có thêm 1.000 nhà vệ sinh công cộng

Liên quan đến cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đưa ra hai phương án nhận được sự đồng tình ủng hộ của các đại biểu tham dự hội nghị. Đó là trong hai tháng tới Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 1.000 nhà vệ sinh tại các điểm công cộng và du lịch. Thứ hai, đó đề xuất mở cửa các điểm vui chơi tại Hà Nội sau 24 giờ.

"Thành phố đang có quy định cấm các khu vui chơi hoạt động sau 24h. Trong khi nhiều du khách nước ngoài đánh giá việc vui chơi ban đêm đang là "đặc sản" riêng của Hà Nội. Bởi vậy, trong thời gian tới, chúng tôi đang rà soát để mở cho khách du lịch quốc tế có thể vui chơi sau khoảng thời gian này". Những động thái cụ thể, mang tính "mở cửa" của Hà Nội được các đại biểu tham dự Hội nghị đồng loạt vỗ tay hưởng ứng.

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ có thêm nhiều cơ chế tạo sự thoải mái nhất cho du khách khi đến đây

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, 3 yếu tố để làm du lịch thành công đó là thể chế chính sách, cộng đồng làm du lịch và xây dựng thương hiệu. Thủ tướng khẳng định: "Phát triển du lịch cần có quyết tâm cao và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương; sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cộng đồng và nhân dân". Chính phủ đang xây dựng để trình Quốc hội ban hành Luật mới về du lịch, đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Phương Nhi (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đánh giá, Việt Nam và TP Hà Nội phải chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cũng chỉ ra nguyên nhân chính gây ngập tại Hà Nội là do lượng mưa tăng, địa hình trũng thấp, quá trình đô thị hóa nhanh. Bên cạch đó, quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, hệ thống thoát nước...còn kém.

Giáo sư Hong – Yuan Lee (Khoa Công trình thủy lợi dân dụng, Đại học Đài Loan. Người  thiết kế hệ thống phòng chống lụt của Đài Bắc phân tích: TP HN còn nhiều điểm bị ngập còn phải giải quyết vì những lý do cơ bản như vùng đô thị phát triển mới chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước; hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước chưa được đầu tư đầy đủ, không tiêu thoát được cho nhau ở các lưu vực; chưa có hệ thống quan trắc, dự báo và điều hành hệ thống trạm bơm tiêu úng, vận hành hồ điều hòa trước, trong và sau mưa... Giáo sư Lee giới thiệu khái niệm mới về phòng chống ngập lụt: "Giữ nước thượng lưu, giảm ngập trung lưu, phòng chống ngập lụt hạ lưu" kết hợp các lực lượng tổ chức nhân dân và chính phủ, đưa Hà Nội trở thành đô thị sinh thái, phòng ngập lụt hiệu quả, bảo vệ vòng tuần hoàn nguồn nước bền vững, an toàn và ít thiên tai.

Quy hoạch dài hạn, đầu tư thích đáng về đô thị và thoát nước là một trong những giải pháp trong tâm chống ngập và biến đổi khí hậu

Các chuyên gia đến từ tập đoàn JAKS (Malaysia) giới thiệu với TP Hà Nội mô hình đường hầm thông minh giao thông - chống ngập cho khu vực phía Tây Thủ đô (nơi tập trung nhiều khu đô thị mới, nhà cao tầng). Đường hầm thông minh có 3 tầng, nằm dưới mặt đất 20m; có cửa thoát lũ và thông khí. Ở điều kiện bình thường, khi ít mữa hoặc không mưa, đường hầm mở cửa cho các phương tiện qua lại. Khi mưa ở mức độ trung bình, chế độ SMART được kích hoạt, nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm phía dưới đường hầm chính; các phương tiện vẫn qua lại được. Khi có bão lũ, các trạm quan sát sẽ theo dõi nhu cầu đóng cửa đường hầm, các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát lũ ra hồ chứa; sau bão lũ hệ thống đường hầm này sẽ mở cửa lại trong vòng 48 tiếng....

Các giáo sư đến từ Nhật Bản (thiết kế hệ thống chống ngập của TP Tokyo) cho rằng giải pháp chống ngập của Hà nội phải là giải pháp tổng thể và cần phải triển khai ngay các giải pháp khẩn cấp, giải pháp ngắn – trung và dài hạn. Giáo sư đề xuất giải pháp chống ngập khẩn cấp với các hầm trữ nước; xe bơm di động; hệ thống quan trắc và hệ thống cảnh báo ngập toàn diện, tổng thể; thành lập trung tâm Điều hành khẩn cấp (EOC) và kế hoạch điều hành công tác chống ngập...

 Đặc biệt, hệ thống cảnh báo sử dụng radar băng tần X hiện đại hàng đầu thế giới chuyên để quan trắc mưa và có thể xây dựng các hình ảnh 3D giúp đo đạc chính xác các dữ liệu phục vụ công tác dự báo, lên kế hoạch...

Cám ơn các giáo sư, chuyên gia đã trình bày các ý tưởng, mô hình chống ngập công phu, khoa học, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, TP sẽ tiếp thu và giao các sở ngành nghiên cứu trong thời gian tới.

Phú Khánh (ANTĐ)

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Chất lượng xe cao do người tiêu dùng lựa chọn

Cụ thể, về kiểm soát chất lượng xe nhập khẩu, theo VCCI, Việt Nam đã có đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng ô tô sản xuất trong nước và nhập khẩu vào. Việc kiểm soát này không có sự khác biệt giữa xe ô tô nhập khẩu của thương nhân có ủy quyền hay thương nhân không có ủy quyền. Do đó, không có cơ sở để khẳng định Thông tư 20 giúp làm tăng chất lượng xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam. 

VCCI cho rằng, Nhà nước chỉ nên quản lý về chất lượng xe tối thiểu còn chất lượng cao thì để người tiêu dùng lựa chọn. "Cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trao cho họ quyền được lựa chọn. Luật không nên buộc người dân phải vào siêu thị mua sắm vì chất lượng thực phẩm trong siêu thị cao hơn. Người ta có thể mua ở hàng xén, cửa hàng tiện lợi gần nhà", văn bản của VCCI nêu.

Về kiểm soát nguồn cung trên thị trường, Thông tư 20 không có tác dụng trong việc kiểm soát nguồn cung ô tô trong nước. Trong khi đó, quy định của văn bản này lại khiến cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô có ủy quyền được hưởng khoản chênh lệch tăng giá đáng kể.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, VCCI cho hay, sau khi Thông tư 20 đi vào thực thi, số lượng xe ô tô nhập khẩu có giảm trong năm 2011 và năm 2012, nhưng các năm từ 2013-2015 thì tăng rất mạnh. Năm 2011 nhập 55 nghìn xe thì đến năm 2015 là 125 nghìn xe. "Như vậy, có thể khẳng định, Thông tư 20 đã có tác dụng nhất định trong việc làm giảm nguồn cung ô tô trong một khoảng thời gian. Nhưng hiện nay, vai trò của Thông tư này không lớn trong việc kiểm soát chất lượng hay thị trường ô tô"- VCCI nhấn mạnh. Chưa kể, Thông tư 20 còn có điểm không phù hợp với pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.

Ngược lại, nếu bãi bỏ Thông tư 20, thị trường ô tô có sự tham gia của nhiều nhà nhập khẩu sẽ trở nên cạnh tranh hơn, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ giá cả tới chất lượng dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được hỗ trợ phát triển để trở thành doanh nghiệp lớn. Lập luận của VCCI cũng cho thấy việc tồn tại hay không tồn tại Thông tư 20 không có tác động lớn đến việc nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN sau năm 2018.

"Quy định tại Thông tư 20 rõ ràng có tính chất là một điều kiện kinh doanh vì đã trao quyền cho một số doanh nghiệp nhất định đủ điều kiện thì được kinh doanh, còn các doanh nghiệp khác thì không được"- VCCI khẳng định.

Được biết, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Hiện Bộ Công Thương đang tổng hợp, báo cáo thêm với Thủ tướng và đề xuất phương hướng điều hành trong thời gian tới.

Hà Linh (ANTĐ)

Thông Tư Xe Nghị Định Thông Tư 20 Kiến Nghị Bãi Bỏ

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget